Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến đối với hoạt động kinh doanh. Việc hiểu biết các quy định của pháp luật về thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, vừa hạn chế được rủi ro pháp lý...

Quy định pháp luật về thương mại điện tử

Bài viết dưới đây nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử 

1. Các bạn hãy cho biết thông điệp điện tử là gì? Thông điệp điện tử có giá trị  pháp lý như thế nào trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam?

* Thông điệp điện tử dữ liệu 

Thông điệp dữ liệu - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Data Message.

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 qui định như sau: "Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử."

* Thông điệp điện tử có giá trị  pháp lý như thế nào trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam?

- Hình thức 

Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

- Giá trị pháp 

Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp  chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

- Có giá trị như văn bản

Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.

- Có giá trị như bản gốc

Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.

Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;

2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

- Có giá trị làm chứng cứ

1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

- Lưu trữ thông điệp dữ liệu

1. Trường hợp pháp luật yêu cầu chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phải được lưu trữ thì chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;

b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;

c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu.

2. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo qui định của pháp luật về lưu trữ. (Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005)

2. Chữ ký điện tử là gì? Khi nào sử dụng chữ ký điện tử? Chữ ký số là gì? Khi nào sử dụng chữ ký số? Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử 

là thông tin đi kèm theo dữ liệu (bao gồm văn bản, hình ảnh, video…) với công dụng là xác định chủ dữ liệu.

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Ứng dụng của chữ ký điện tử

·         - Trong các hoạt động giao dịch thông thường:

-                 Ký và mã hóa với email

-                 + Ký file tài liệu PDF

-               +   Ký file Microsoft Office: Word, Excel, …

-               +   Đăng nhập Windows, Website

-              +    Mã hóa và giải mã

   Một số ứng dụng chữ ký số điện tử điển hình:

Ứng dụng trong Chính phủ điện tử.

+ Ứng dụng của Bộ Tài chính

+ Ứng dụng của Bộ Công thương

+ Ứng dụng của Bộ KHCN, …

Ứng dụng trong Thương mại điện tử.

+ Mua bán, đặt hàng trực tuyến

+ Thanh toán trực tuyến, …

Ứng dụng trong giao dịch trực tuyến.

+ Giao dịch qua email

* Ví dụ minh họa

* Chữ ký số 

·      Khái NiệmLà một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

        Nói dễ hiểu: Chữ ký số hay còn gọi là Token là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.

·        ·      Đặc điểm của chữ ký số

        Hình dạng chữ ký số: Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB được gọi là USB Token. USB Token là thiết bị phần cứng dùng để tạo ra cặp khóa công khai và khóa bí mật cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.

        Chữ ký số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.

Ứng dụng Chữ ký số

Trong chính phủ điện tử

Khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử

Khai sinh, khai tử

Cấp các loại giấy tờ và chứng chỉ

Hệ thống nộp hồ sơ xin phép: xuất bản, xây dựng, y tế, giáo dục...

Trong thương mại điện tử

    + Chứng thực danh tính người tham gia giao dịch, xác thực tính an toàn của giao dịch điện tử qua mạng Internet.

    + Chứng thực tính nguyên vẹn của hợp đồng, tài liệu...

    + Ứng dụng xác thực trong Internet banking

    + Ứng dụng xác thực trong giao dịch chứng khoán

    + Ứng dụng xác thực trong mua bán, đấu thầu qua mạng

Ví dụ: chữ ký số VNPT



                                                                        •  Kê khai thuế

                                                                        •  Nộp tờ khai thuế

                                                                        • Nộp tiền thuế điện tử

* Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử



Chữ ký điện tử và chữ ký số đều được dùng để thay thế cho chữ ký tay và được sử dụng trong môi trường internet. Nhưng về bản chất, hai loại chữ ký này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Đặc điểm

Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Tính chất

– Được hiểu là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh nào được đính kèm với tài liệu hoặc tin nhắn thể hiện danh tính của người ký và sự chấp thuận nó.

– Được coi là một dấu vân tay hay là con dấu điện tử được mã hóa và xác định danh tính người ký nó.

Tiêu chuẩn

– Không sử dụng mã hóa, phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

– Sử dụng các phương thức mã hóa dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công nghệ PKI, đảm bảo danh tính người ký, mục đích cũng như tính toàn vẹn dữ liệu của các văn bản đã ký.

Tính năng

– Dùng để xác minh một tài liệu.

– Dùng để bảo mật tài liệu

Cơ chế xác thực

– Xác minh danh tính của người ký thông qua email, mã pin điện thoại.

– Xác minh qua cơ chế ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Việc xác nhận

– Không có xác nhận cụ thể.

– Được xác nhận bởi cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ ủy thác khác.

Tính bảo mật

– Dễ bị giả mạo hơn.

– Độ an toàn bảo mật cao, khó bị giả mạo và sao chép.

Phần mềm độc quyền

– Không ràng buộc về mặt pháp lý, sẽ yêu cầu phần mềm độc quyền để xác nhận trong một vài trường hợp.

-        Bất kỳ ai cũng có thể nhận

3. Tại Việt Nam đơn vị/ tổ chức nào có quyền cấp chứ ký điện tử cho doanh nghiệp/ cá nhân/ tập thể? Để được cấp chữ ký số chúng ta cần chuẩn bị thông tin tài liệu gì? 

* Tại Việt Nam đơn vị/ tổ chức nào có quyền cấp chứ ký điện tử cho doanh nghiệp/ cá nhân/ tập thể?

Theo trang thông tin điện tử của BTT&TT ngày 13 tháng 6 năm 2019, có 12 Tổ Chức Cung Cấp Dịch Vụ Chứng Thực Chữ Ký Số công cộng đã được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:

- Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel (Viettel-CA);

- Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thẻ Nacencomm (CA2);

- Công Ty Cổ Phần BKAV (BKAV-CA);

- Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông (VNPT-CA);

- Công Ty Cổ Phần Hệ Thống Thông Tin FPT (FPT-CA);

- Công Ty Cổ Phần Viễn Thông New-Telecom (NEWTEL-CA);

- Công Ty Cổ Phần Chứng Số An Toàn (SAFE-CA);

- Công Ty Cổ Phần Chữ Ký Số ViNa (Smartsign);

- Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tin Học EFY Việt Nam (EFY-CA);

- Công Ty Cổ Phần Công Nghệ SAVIS (TrustCA);

- Công Ty Cổ Phần MISA (MISA-CA); và

- Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ CMC (CMC-CA).

* Để được cấp chữ ký số chúng ta cần chuẩn bị thông tin tài liệu gì?

Để đăng ký sử dụng chữ ký số không khó. Ngay cả khi chúng ta chưa từng biết gì về dịch vụ này cũng có thể thực hiện dễ dàng. 3 bước giúp bạn sở hữu chữ ký số là:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số cho đơn vị cung cấp. Các loại giấy tờ gồm:

  • Chứng minh thư/căn cước công dân
  • Giấy phép kinh doanh của công ty

Kèm theo đó là thông tin về gói cước mà chúng ta muốn đăng ký sử dụng.

Bước 2: Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số của bạn. 

Bước 3:  Cài đặt và kích hoạt USB Token

Hồ sơ đăng ký được thẩm định thành công thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển USB Token đến cho người đăng ký. Khách hàng tiến hành cài đặt và kích hoạt USB. Từ đó thực hiện ký văn bản số bằng USB Token.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét