Việt Nam hiện đang là sân chơi hấp dẫn cho các ông lớn của châu lục như: Alibaba, Tencent, SEA Group… và cả khối đầu tư nội. Cuộc chơi đốt tiền này chưa biết đến khi nào mới dừng lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki. Và sự ra đời của hàng loạt sàn TMĐT như Shop Thương gia & Thị trường…
Điều này vô hình tạo ra một sân chơi mà lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về khách hàng. Vô số chiến dịch khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm, hỗ trợ phí vận chuyển, xoá bỏ phí thanh toán trong vòng 2 năm (2020-2021)… là những lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gia nhập thị trường Thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp đã thúc đẩy tỉ lệ ra đơn hàng và tạo được lợi nhuận khổng lồ sau vài năm gia nhập.
Vậy thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.
- Website thương mại điện tử
Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C)
- Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Hiểu đơn giản, đó là một “khu chợ” mà các thương nhân có thể đến thuê/mua một vị trí để mở gian hàng của mình.
- Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
- Bán trực tiếp với Khách hàng (Direct sale D2C)
Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh:
Hình thức này được triển khai bởi những cái tên quen thuộc như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada. Shop Thương gia & Thị trường…
- Phân biệt Website TMĐT và sàn TMĐT
Tiêu chí | Website TMĐT | Sàn TMĐT |
Khái niệm | Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình.” (khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP). | Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. (Khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP). |
Chức năng | Chỉ bán một loại sản phẩm hoặc một lĩnh vực sản phẩm cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp đó như: Web mỹ phẩm, web điện thoại, website máy tính, website áo trẻ em...) . | Đa dạng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ, nhiều lĩnh vực sản phẩm (VD: Amazon, Alibaba, Lazada...) |
Dịch vụ | - Xúc tiến thương mại; - Bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. | Các dịch vụ chủ yếu gồm: - Sàn giao dịch thương mại điện tử; - Website đấu giá trực tuyến; - Website khuyến mại trực tuyến; - Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định. |
Giao diện | Được thiết kế đơn giản, chủ yếu trưng bày một mặt hàng. | Được tích hợp nhiều hơn (để đáp ứng cho nhiều loại mặt hàng và đối tượng khác hàng. Tính năng thanh toán trong web TMĐT cũng được thực hiện nhiều bước hơn và thường phải theo một chuẩn chung. |
Chi phí | Chi phí không quá cao, thậm chí doanh nghiệp có thể tự thiết kế website miễn phí. | Tốn chi phí xây dựng, thường được xây dựng một cách độc lập do một công ty thiết kế website chuyên nghiệp |
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét